google-site-verification=_EmyFDdmHnTSM4azg9khHDVKAYLaM20YskqYEeAknsw

Tháng Giêng lễ Phật cầu an nơi Núi Chứa Chan

Với hơn 20 cơ sở thờ tự lớn nhỏ từ cổ tự cho đến am, cốc, miếu… cùng các sự tích sống động, Khu di tích lịch sử danh thắng quốc gia Núi Chứa Chan (Đồng Nai) chính là điểm đến số 1 cho khách du lịch tâm linh tìm đến trong dịp Tết.

Thang Gieng le Phat cau an noi Nui Chua Chan
 

Núi Chứa Chan trải ra trên địa phận 5 xã Xuân Trường, Xuân Thọ, Suối Cát, Xuân Hiệp và thị trấn Gia Ray, thuộc huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai. Núi có độ cao 837 mét so với mực nước biển, là ngọn núi cao thứ hai ở Nam bộ (sau núi Bà Đen, tỉnh Tây Ninh). Mỗi năm, có hàng trăm nghìn người đến hành hương, thăm viếng, lễ Phật cầu bình an, duyên lành tại những nơi thờ tự nằm rải khắp Khu di tích lịch sử danh thắng quốc gia Núi Chứa Chan.

Thang Gieng le Phat cau an noi Nui Chua Chan
 
Thang Gieng le Phat cau an noi Nui Chua Chan
 

Kể từ 3 năm nay, hệ thống cáp treo Núi Chứa Chan - Gia Lào chính thức đi vào hoạt động tại xã Xuân Trường đã giúp khách hành hương dễ dàng kết nối đầy đủ các điểm cúng thờ quan trọng xung quanh núi như chùa Bửu Quang, chùa Lâm Sơn, chùa Linh Sơn hoặc các “di chỉ hiện đại” như Thuyền Bát Nhã, Cây Da 3 Gốc Một Ngọn, Suối Tôm, Vườn Trà Vua Bảo Đại, Nhà Nghỉ Toàn Quyền Pháp Jean Decoux và Mật Khu Hầm Hinh.

Khu du lịch cáp treo Núi Chứa Chan - Gia Lào có vốn đầu tư 300 tỷ đồng, thi công bằng công nghệ của Áo, với độ dài tuyến cáp 1.265m, công suất vận chuyển 1.500 người/giờ đã sẵn sàng phục vụ du khách gần xa tìm về cửa Phật trong những ngày đầu năm.

Thang Gieng le Phat cau an noi Nui Chua Chan
 
Thang Gieng le Phat cau an noi Nui Chua Chan
 

Thượng tọa Thích Quảng Đạo - Trụ Trì chùa Bửu Quang (Gia Lào) cho biết, phía sau chùa có một tảng đá to, dài có mũi nhọn và nhô ra giống như mũi của một chiếc thuyền vươn ra khơi. Năm 1984, bà Bạch Vân dẫn một đoàn khách hành hương từ Sài Gòn lên chùa Bửu Quang lạy Phật, thấy tảng đá giống hình chiếc thuyền bà tôn xưng là “Thuyền Bát Nhã”. Sau khi lạy Phật, đoàn hành hương xin tá túc lại, đợi đến 12 giờ khuya linh ứng mới lên Thuyền Bát Nhã thắp hương khấu cầu, rồi sáng hôm sau ra về (lúc bấy giờ chưa có cáp treo).

“Sau đó, cứ vào dịp mùng một và ngày rằm, bà Bạch Vân lại đưa các đoàn đi viếng chùa, rồi cũng 12 giờ khuya lên khấn nguyện trên Thuyền Bát Nhã. Tôi tu dưới chùa Cây Da 3 gốc, thấy chuyện lạ liền hỏi thăm đoàn lên Thuyền Bát Nhã cầu nguyện điều chi và có được toại nguyện hay không? Bà Bạch Vân cho hay, đoàn hành hương ai cũng đều được linh ứng cho việc đoàn tụ gia đình khi khấn trên Thuyền Bát Nhã”, Thượng toạ kể.

Thang Gieng le Phat cau an noi Nui Chua Chan
 
Thang Gieng le Phat cau an noi Nui Chua Chan
 

Từ đó, những ngày lễ, vía trong tháng Giêng, tháng Hai, tháng Ba Âm lịch, có ngày khách cúng cả trăm cái áo choàng cho Mẹ Quan Âm cho thấy sự linh ứng của Thuyền Bát Nhã.

Trên đường lên chùa Bửu Quang, du khách sẽ gặp một cây Da có hình dáng rất kỳ lạ, trên 1 ngọn, dưới 3 gốc, trong những lần núi Chứa Chan bị lâm tặc tàn phá gần như trơ trụi thì cây này vẫn đứng hiên ngang như thách thức. Tự bao đời, người dân nơi đây cho rằng đó là cây rất thiêng, 3 thân cây là hiện thân của thần núi, bảo vệ núi và người đi rừng nên rất linh ứng.

Những câu chuyện đậm chất liêu trai về cây 3 gốc được người dân quanh vùng kể lại rằng: Thấy cây có hình thù khác lạ, phần lớn không ai dám đốn hạ. Một bữa nọ có tên lâm tặc tìm đến, với thái độ khinh suất, ý định chuẩn bị đốn cây, không ngờ bổ lưỡi búa vào thân cây thì thì lưỡi búa dội ra, hắn hoảng sợ phải tháo lui. Những người biết chuyện khuyên hắn nên lập đàn sửa lễ tạ lỗi với thần cây nhưng hắn không nghe, ít lâu sau trong một chuyến đi rừng tên này bị cây ngã đè chết! Từ đó dân chúng cho rằng, cây Da kì dị là nơi trú ngụ của thần núi, xâm phạm cây là đánh động đến giấc ngủ thần núi, từ đó người dân tin tưởng đến khấn vái, đốt nhang, thắp hương suốt này đêm. Nếu ai có bệnh tật, vận nghiệp xấu, cứ đến làm một lễ cúng gửi vào cây “Sơn thần” này là tất cả sẽ đâu vào đó. Nhiều người bệnh hiểm nghèo tìm đến, thành kính hương khói đầy đủ thì tất nhanh chóng khỏi bệnh.

Thang Gieng le Phat cau an noi Nui Chua Chan
 
Thang Gieng le Phat cau an noi Nui Chua Chan
Cây da ba gốc.
Thang Gieng le Phat cau an noi Nui Chua Chan

Nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đến tham quan Khu du lịch cáp treo Núi Chứa Chan - Gia Lào và viếng chùa.

Thang Gieng le Phat cau an noi Nui Chua Chan
Nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Hoàng Quân đến tham quan Khu du lịch cáp treo Núi Chứa Chan - Gia Lào và viếng chùa.

Như đã nói, Khu du lịch cáp treo Núi Chứa Chan còn có Suối Tôm. Suối này có những con tôm nhỏ bằng đầu chiếc đũa, nhưng cặp càng to. Khách hành hương chùa Bửu Quang (Gia Lào) thường xuống Suối Tôm thả 2 bàn tay lật ngửa xuống nước để hứng tôm. Nếu ai may mắn tôm sẽ bơi hoặc nhảy vào lòng bàn tay. Có người hứng được tôm về trúng số, thăng chức, thi đỗ… đã trở lại chùa tạ lễ và họ tôn gọi tôm ở suối này là Thần Tôm.

Ngoài ra, sau những giây phút tịnh tâm, du khách còn có cơ hội tham quan Vườn Trà Vua Bảo Đại, Nhà Nghỉ Của Toàn Quyền Pháp Jean Decoux hay Mật Khu Hầm Hinh trên triền phía Bắc của Núi Chứa Chan. Đây là căn cứ địa cách mạng của quân dân tỉnh Biên Hòa, huyện Xuân Lộc trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

T.H.