google-site-verification=_EmyFDdmHnTSM4azg9khHDVKAYLaM20YskqYEeAknsw

Thuyền Bát Nhã

SỰ TÍCH THUYỀN BÁT NHÃ.

Phía sau lưng và ở trên chùa Bửu Quang (Gia Lào) có một tảng đá to, dài, có mũi nhọn và nhô ra giống như mũi của một chiếc thuyền đang vươn ra khơi. Thượng tọa Thích Quảng Đạo - Tụ trì chùa Bửu Quang kể rằng: Năm 1984, bà Bạch Vân dẫn một đoàn khách hành hương từ Sài Gòn lên chùa Bửu Quang lạy Phật, thấy tảng đá giống hình chiếc thuyền và bà tôn xưng là “Thuyền Bát Nhã”. Sau khi lạy Phật, đoàn hành hương không quay về, mà xin tá túc lại, đợi đến 12 giờ khuya, lúc linh ứng mới lên tảng đá giống con thuyền để thắp hương khấu cầu việc gì đó, rồi sáng hôm sau ra về (Lúc bấy giờ chưa có Cáp Treo).

Sau đó, cứ vào dịp mùng một hay ngày rằm, bà Bạch Vân lại dẫn các đoàn đi viếng chùa, và đúng 12 giờ khuya lên khấn nguyện trên tảng đá. Lúc bấy giờ, Thượng tọa Thích Quảng Đạo - tu dưới chùa Cây da 3 gốc, thấy chuyện lạ nên hỏi thăm đoàn hành hương lên tảng đá cầu nguyện điều gì và có được toại nguyện không? Bà Bạch Vân ban đầu ấp úng, sau đó cũng dè dặt cho thầy biết, đoàn khách hành hương toàn là những người có thân nhân định cư ở nước ngoài, đang làm thủ tục bảo lãnh họ xuất cảnh đoàn tụ gia đình theo chương trình ra đi có trật tự ODP (Orderly Departure Program). Bà Bạch Vân cho biết, những người lên đây khấn cầu đều lần lượt được cấp visa xuất cảnh, thành ra lượng khách hành hương đi theo bà Bạch Vân cứ ngày càng đông hơn.

Thực ra, họ cầu nguyện để vượt biển,nhưng nói dối rằng họ cầu được đi đoàn tụ, vì lúc bấy giờ vượt biên là hành vi vi phạm pháp luật hình sự. Họ tin rằng ngồi trên tảng đá này như ngồi trên Thuyền Bát Nhã của Mẹ Quan âm che chở, phò hộ cho chuyến vượt biển không bị phong ba bão táp, không bị hải tặc, tàu không chết máy hay lạc hướng trôi dạt trên biển. Sau đó, những người vượt biển thành công đã gửi tiền về (như bà Nga) để tôn tạo tảng đá này thành Thuyền Bát Nhã và dựng tượng Phật Quan Âm và Mẹ Gia Lào (Công chúa Ngọc Vạn, con chúa Sãi – Nguyễn Phúc Nguyên). Từ đó, hòn đá Thuyền Bát Nhã có cổng chào thành một địa điểm tâm linh trong quần thế kiến trúc chùa Bửu Quang. Ngày nay, thì chuyện vượt biên và xuất cảnh đoàn tụ đã trở thành dĩ vãng, là vấn đề lịch sử, nhưng lượng khách hành hương đợi 12 giờ khuya cúng bái Thuyền Bát Nhã vẫn ngày càng đông. Những khách đến cúng trả lễ cho biết họ cầu chi được nấy!

Những ngày lễ, vía trong tháng Giêng, tháng Hai, tháng Ba Âm lịch, có ngày khách cúng cả trăm cái áo choàng cho Mẹ Quan Âm cho thấy sự linh ứng của Thuyền Bát Nhã. Thượng tọa Thích Quảng Đạo kể: “Năm 1984, lúc tôi còn tu ở chùa Cây Da 3 gốc, có một đệ tử ở Sài Gòn đi lên các bậc thàng đá lên chùa không nỗi, phải mướn người khiêng võng lên Thuyền Bát Nhã để lạy Mẹ Quan Âm. Lượt đi xuống người đệ tử này đã ghé chùa Cây Da 3 gốc thăm tôi và kể “Hồi nãy mệt quá tôi mướn người khiêng lên. Lạy Mẹ Quan Âm xong, bây giờ tôi đi bộ về khỏe re, còn mua quài chuối vác trên vai, thầy Đạo có tin nỗi không?”.